𝟏. 𝐍𝐨̂̃𝐢 𝐬𝐨̛̣ 𝐭𝐚̂𝐦 𝐥𝐲́ 𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐦𝐚̀ 𝐚𝐢 𝐜𝐮̃𝐧𝐠 𝐭𝐮̛̀𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐚̉𝐢 𝐪𝐮𝐚
Scott Berkun – tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Lời thú nhận của một diễn giả trước công chúng”, đã cho rằng bộ não của chúng ta xác định bốn điều kiện sau đây là cực kỳ tồi tệ để tồn tại:
👉Đứng một mình
👉Không có nơi lưu trú, ẩn náu
👉Không có vũ khí
👉Đứng trước một đám đông
Theo đó, nỗi sợ đứng trước đám đông là nỗi sợ thường thấy của con người. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi con người từ thời nguyên thủy đến nay, chúng ta sống theo bầy đàn và cảm giác bị tách biệt ra khỏi bầy đàn đó luôn là nỗi sợ kinh điển nhất. Khi nói trước đám đông, con người bị ám ảnh bởi việc mình sẽ bị tẩy chay: chúng ta sợ quá nổi bật, sợ bị chỉ trích, sợ bị chế giễu và bị ruồng bỏ. Chính vì thế, việc tự mình đối diện với đám đông luôn gây ra sự sợ hãi và ám ảnh cho các bạn học sinh.
𝟐. 𝐊𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐮̛̣ 𝐭𝐢𝐧 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐠𝐢̀ 𝐦𝐢̀𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐢̀𝐧𝐡 𝐛𝐚̀𝐲
Chúng ta chỉ có thể nói tốt về những gì chúng ta tin tưởng và thấu hiểu. Với các bạn học sinh, kinh nghiệm và trải nghiệm là hai thứ mà các bạn không có nhiều cơ hội để nắm bắt. Chính vì thế, vốn sống và sự hiểu biết còn hạn chế. Các bạn có thể hiểu rất nhanh những nền tảng kiến thức hàn lâm, tuy nhiên, để tự tin diễn giải và thuyết phục người khác, các bạn lại không đủ kỹ năng. Điều này tạo cho các bạn tâm lý rụt rè, né tránh hoặc có những phản ứng thụ động, tiêu cực nếu phải đảm nhận vai trò thuyết trình.
𝟑. 𝐓𝐡𝐢𝐞̂́𝐮 𝐤𝐲̃ 𝐧𝐚̆𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 𝐭𝐫𝐢̀𝐧𝐡
Không phải ngẫu nhiên mà thuyết trình trở thành một trong những kỹ năng thời đại được coi trọng và thúc đẩy rèn luyện ở mọi lĩnh vực và ngành nghề. Thuyết trình là trung gian giúp bộc lộ tài năng, quyết định các cơ hội và thành công phía sau. Đặc biệt, thuyết trình vốn không dễ nắm bắt. Kỹ năng thuyết trình yêu cầu ở người nói không chỉ kiến thức mà còn sự say mê, rèn luyện, khả năng kiểm soát cảm xúc, thời gian hay các kỹ năng sân khấu… Trong khi đó, hầu hết các trường học đều không đào tạo kỹ năng này một cách bài bản. Khi được hỏi, các bạn học sinh hầu hết đều cho rằng mình không có kỹ năng thuyết trình. Vô hình chung, khi phải đối diện với việc thuyết trình trước lớp, các bạn luôn lo sợ và chọn cách trốn tránh.
𝟒. 𝐓𝐡𝐢𝐞̂́𝐮 𝐜𝐨̛ 𝐡𝐨̣̂𝐢 𝐫𝐞̀𝐧 𝐥𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐞̂́
Bất cứ kỹ năng nào muốn giỏi đều phải rèn luyện và trau dồi. Một nhà văn, một tiểu thuyết gia nổi tiếng thế giới như Mark Twain còn mất đến 3 tuần để chuẩn bị cho một bài diễn thuyết thì lượng thời gian bao nhiêu là đủ để các bạn học sinh có thể trình bày một bài thuyết trình hoàn chỉnh?
Hơn ai hết, các bạn cần được quan tâm và luyện tập, được trải qua những tình huống cụ thể, được lắng nghe và thể hiện mình ở môi trường thực tế. Có như vậy, các bạn mới có thể vừa tích lũy được kinh nghiệm, vừa hình thành thói quen nói trước đám đông.