Bí mật tạo nội dung thuyết trình ấn tượng thu hút người nghe

23-05-2023

Thuyết trình là một việc cần thiết khi đang còn phải ngồi trên ghế nhà trường. Thế nhưng làm sao để tạo nên nội dung thuyết trình tốt để thu hút người nghe

Bạn mong muốn có một bài thuyết trình để lại nhiều ấn tượng cho người nghe? Bạn dành hết thời gian tâm huyết để chuẩn bị mọi thứ nắm vững nội dung thuyết trình thật kỹ lưỡng. Không những vậy bạn muốn tạo ấn tượng thu hút người nghe, muốn khán giả hiểu rõ nội dung mình đang nói. Đây là khâu chuẩn bị thường tốn nhiều thời gian nhất, với sự chuẩn bị càng tốt, dự trù mọi tình huống có thể xảy ra bạn đã nắm được tỷ lệ thành công của bài càng lớn. 

Xác định các yếu tố liên quan đến mô hình 5W1H 

5W1H là từ viết tắt của các từ “What – Why – Who – When – Where – How” trong tiếng Anh. Đây là phương pháp giúp mọi người có thể giải quyết tất cả vấn đề thông qua 6 câu hỏi. Kỹ thuật tư duy theo mô hình 5W1H phổ biến trong nhiều lĩnh vực như giải quyết vấn đề trong đời sống, học tập, giao tiếp, thuyết trình, lập kế hoạch… Lợi ích của việc sử dụng 5W1H đối với một vấn đề, giúp hình thành tư duy tổng thể, nhìn nhận toàn bộ vấn đề. Giúp lên ý tưởng và thực hiện kế hoạch, chiến lược từ tổng thể đến chi tiết và bám sát mục tiêu đề ra. Nhận diện những điểm cần sửa đổi, điều chỉnh một cách kịp thời để đạt kết quả tốt nhất. Phương pháp này giúp cho bạn định hình rõ ràng hơn cấu trúc trình bày về bài thuyết trình của mình.

Mô hình 5W1H phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống

What: Bạn sẽ thuyết trình về chủ đề nào? Nội dung tổng thể, thông điệp truyền tải là gì?

Why: Tại sao họ phải nghe bài thuyết trình của bạn và được cái gì khi nghe bạn nói? Mục đích của buổi thuyết trình này là gì? Ý nghĩa chủ để mà bạn chọn để thuyết trình? Nội dung nào quan trọng với người nghe?

Who: Ai sẽ là người lắng nghe bạn thuyết trình? Có bao nhiêu người sẽ tham gia buổi thuyết trình này? Khi gặp các vấn đề về kỹ thuật, ánh sáng, âm thành thì cần liên hệ với ai?

When: Buổi thuyết trình diễn khi nào? Bạn cần có mặt ở địa điểm trước đó lúc mấy giờ? Buổi thuyết trình diễn ra trong bao lâu? Thời lượng của mỗi phần thuyết trình là bao lâu?

Where: Buổi thuyết trình được diễn ra ở đâu? Sân khấu thuyết trình như thế nào? Có thể sắp xếp đến buổi thuyết trình để luyện tập trước được hay không?

How: Bạn sẽ truyền tải thông điệp đến người nghe như thế nào là tốt nhất? Ý tưởng thể hiện điểm nhấn đó như thế nào? Có dẫn chứng tài liệu, chứng minh nào không? Nếu có thì nên làm cách nào để triển khai nhanh chóng, hiệu quả như video, hình ảnh, câu chuyện ra sao? Và đây là câu hỏi quan trọng dẫn đến sự thành công rất nhiều vào câu hỏi này.

Việc xác định các yếu tố liên quan từ mô hình 5W1H là một phương pháp tư duy thực sự hữu ích, giúp bạn chi tiết hóa, hiểu sâu khía cạnh của vấn đề, sự vật, sự việc liên quan đến buổi thuyết trình. Giúp bài thuyết trình của bạn đúng nội dung, khai thác đầy đủ vấn đề và tránh những rủi ro không đáng có khi bắt đầu buổi thuyết trình. Hiểu rõ kiến thức, chuẩn bị kỹ lưỡng những vấn đề bạn sẽ trình bày chính xác tránh lạc hướng, tốn thời gian và không đạt hiệu quả cao. Phương pháp 5W1H là chiếc chìa khóa đa di năng giúp chúng ta giải quyết được mọi vấn đề. 

Việc ứng dụng 5W1H giúp bạn phát triển bản thân trong việc học tập trên lớp, tới kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình và những ứng dụng thực tế trong công việc lập và trình bày kế hoạch,…. trong tương lai. Sau khi phân tích các yếu tố liên quan đến mô hình 5W1H, bạn cần xây dựng hoàn thiện cấu trúc trình bày bài thuyết trình như thế nào? Làm sao đầy đủ thông tin bạn đưa ra, chứng minh thuyết phục người nghe?

Hoàn thiện cấu trúc trình bày bài thuyết trình

Xây dựng dàn bài cho buổi thuyết trình cần đẩy đủ 3 phần: Mở bài giới thiệu mở đầu, thân bài bao gồm những nội dung chính và kết luận. Để có thể xây dựng hoàn thiện cấu trúc trình bày bài thuyết trình tương tự như giáo viên soạn giáo án trước khi lên lớp. Việc lên ý tưởng, phân tích, liệt kê các ý chính, ý phụ, tìm kiếm những tài liệu khoa học tham khảo và sắp xếp theo trình tự ưu tiên. Vì thế mới giúp bài của bạn có thể trở nên logic, chính xác và hoàn chỉnh hơn.

Với phần mở bài, bạn nên gây ấn tượng đầu với khán giả, thu hút sự chú ý của khán giả đây là nội dung cực kỳ quan trọng. Tạo sự tò mò, hứng thú, phấn khởi để người nghe sẵn sàng dành thời gian tập trung lắng nghe bạn chia sẻ. Mục đích giúp người nghe biết được nội dung bài thuyết trình, khái quát những nội dung chính,… Điều này giúp khán giả có định hướng từ trước để nắm bắt từng nội dung của bài thuyết trình. Bạn có sử dụng một số cách như sau: 

    • Kể một mẩu chuyện có liên quan đến chủ đề bạn thuyết trình
    • Đặt tình huống ngược lại hoặc câu hỏi với vấn đề bạn đang thuyết trình
    • Tạo một tình huống đặc biệt hoặc một thử thách cho khán giả
    • Để người nghe tham gia trò chơi, thu hút sự chú ý bằng hoạt cảnh, hiện trường
    • Dùng số liệu thống kê, hình ảnh, ví dụ hay video minh họa 

Tiếp đến phần truyền đạt nội dung – thân bài, bạn nên chọn những thông tin cần truyền tải đến người nghe, nội dung nào quan trọng để thuyết trình, sắp xếp thời gian hợp lý cho từng phần nhỏ. Tránh người nghe cảm thấy bị nhàm chán, quá nhiều nội dung, những chi tiết quá dư thừa không cần thiết. Điều này khiến người nghe dễ tiếp thu, nắm được toàn bộ các ý trong bài thuyết trình của bạn. Tránh để khán giả phải nghe quá nhiều, gây nên cảm giác mệt mỏi, không thể tập trung được nội dung trọng tâm. Hãy sắp xếp nội dung theo thứ tự logic, nói vừa đủ nhưng đầy đủ thông tin và lựa chọn thời gian cho từng nội dung để tăng độ tập trung của khán giả với bài thuyết trình.

Và phần cuối cùng của bài thuyết trình, đây là phần quan trọng trong bài thuyết trình. Dù là phần mở bài và thân bài bạn đã hoàn thành tốt. Nhưng phần kết bài bạn không tốt thì cũng không thành công một cách trọn vẹn. Vì vậy, bạn hãy tóm tắt nội dung trọng tâm bài của bạn đã thuyết trình. Hay nói cách khác là phần thông điệp truyền tải của bạn đến khán giả. Ở phần này, bạn giúp người nghe ghi nhớ những luận điểm quan trọng ngắn gọn nhất. 

Khi hoàn thành hết tất cả mọi thứ từ khâu chuẩn bị, lên nội dung, ý tưởng thì bạn cần phải luyện tập trước khi thuyết trình. Điều này giúp bạn hạn chế những sự cố hay trường hợp xấu xảy ra. Vậy, luyện tập trước khi thuyết trình như thế nào để đạt được kết quả? 

Luyện tập trước khi thuyết trình 

Bạn có thể có nhiều cách luyện tập khác nhau trước khi thuyết trình, để đạt được kết quả tốt. Vậy, nên phải luyện tập như thế nào để đạt được hiệu quả? Bạn hãy luyện tập cách dưới đây để chuẩn bị cho bài thuyết trình tốt nhất.

Luyện tập trước khi thuyết trình giúp tăng sự tự tin 

Hãy viết lại những gì bạn sẽ nói ra giấy nhưng không phải là viết những nội dung của bài thuyết trình. Bạn hãy viết lại toàn bộ những gì bạn dự định sẽ nói, tất cả những nội dung bạn nói. Việc này giúp bạn định hình được thực tế bạn sẽ nói gì, phần nào bạn sẽ gặp khó khăn. Câu từ nào cần phải chỉnh sửa, cần trau chuốt, chỗ nào cần phải nhấn mạnh, lên giọng, xuống giọng.

Sau khi viết xong những nội dung bạn sẽ nói khi thuyết trình. Lần này hãy luyện tập trước với bản thân. Bạn có thể thực hiện bằng 2 cách là ghi âm hoặc quay video để nghe lại. Qua đó, bạn vừa có thể luyện tập và vừa làm khán giả để kiểm tra lại cách mình chia sẽ như vậy đã đủ thu hút chưa, chỗ nào cần chỉnh sửa nội dung nữa không. Bạn có thể thực hiện điều này khi nào bản thân cảm thấy hoàn hảo nhất.

Và ngoài ra, để có thể tăng thêm tính hiệu quả hơn cho phần luyện tập. Bạn hãy nhờ một vài người hay một nhóm bạn và thuyết trình trước họ. Lấy họ làm khán giả và diễn tập như một buổi thuyết trình đang diễn ra. Sau đó, hỏi ý kiến mọi người và lắng nghe những góp ý, từ đó rút ra kinh nghiệm cho mình. Và hoàn thành thật tốt bài thuyết trình sắp diễn ra. 

Để có một bài thuyết trình hiệu quả, gây ấn tượng cho người nghe. Chúng ta cần phải xác định các yếu tố liên quan từ mô hình 5W1H, sau đó xây dựng hoàn thiện nội dung thật chỉnh chu. Ngoài ra, không ngừng luyện tập thường xuyên trước khi bài thuyết trình chính thức diễn ra, điều này giúp bản thân tránh mắc những lỗi và vấn đề không đáng có xảy ra. Vì vậy, hãy chuẩn bị thật tốt mọi thứ chắc chắn bạn đã nắm được một nửa thành công.

Ngoài việc tự mình rèn luyện, bạn cũng hãy thử tham gia các khóa học liên quan đến thuyết trình của Học viện Kỹ năng VTALK đây là Hệ sinh thái Giáo dục chuyên đào tạo kỹ năng giao tiếp, thuyết trình. Đặc biệt có giáo trình chuyên sâu đầu tiên và bài bản nhất tại Việt Nam với đội ngũ giáo viên chất lượng hàng đầu tại VTALK. Phù hợp cho các bạn học sinh từ 12-23 tuổi, bạn sẽ được các giáo viên tư vấn, huấn luyện, thực hành và góp ý trực tiếp. Chính điều này sẽ giúp bạn tạo nên một nội dung ấn tượng nâng cao khả năng thuyết trình thu hút người nghe một cách ấn tượng, hiệu quả và nhanh nhất.

Nguyễn Thị Minh Thư

Bình luận của bạn