Muốn con đứng trên sân khấu lớn, ba mẹ phải đồng hành

01-12-2022

Cảm giác nhìn thấy con mình tự tin trình bày một quan điểm, một vấn đề, một lý tưởng cao đẹp cho rất nhiều khán giả chính là khoảnh khắc mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng đều hãnh diện.

Mặc dù luôn đòi hỏi ở con cái những tiêu chuẩn rất cao, song, nhiều phụ huynh Việt vẫn còn tư tưởng mặc định rằng mọi nỗ lực giáo dục đều do nhà trường mang lại. Điều này nghe có vẻ dễ thông cảm, nhưng lại ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Nhà trường có nhưng không đủ

Thực tế cho thấy, do sự chuyển dịch nhanh chóng của nhịp sống kinh tế, hầu hết các bậc phụ huynh mang tư tưởng phó mặc, bỏ bê con cái của mình cho thầy cô, nhà trường. Chính vì những suy nghĩ và nhận thức chủ quan ấy, rất nhiều trẻ bị thiếu các Kỹ năng sống một cách trầm trọng.

Với sự quan tâm và đầu tư cho những mầm xanh của đất nước, hệ thống giáo dục Kỹ năng ngày càng được các chương trình giáo dục chính thống bắt buộc coi trọng. Tuy nhiên, thời gian giảng dạy trên trường với hàng chục em học sinh là điều rất hạn chế để có thể theo sát hỗ trợ từng người.

Theo ông Mai Nguyễn Hoàng Nam – Giám đốc điều hành Học viện Kỹ năng VTALK: “Đối với nhiều lĩnh vực, chúng ta có thể dễ dàng trở thành chuyên gia nếu đọc hiểu hết 100 cuốn sách, nhưng riêng Kỹ năng Thuyết trình thì bắt buộc cần phải rèn luyện”. Chính vì vậy, việc thực hành Kỹ năng Thuyết trình ở trường học với thời gian hạn chế không bao giờ là đủ. Điển hình là các trường Đại học luôn bắt buộc thuyết trình đề án, bài tập nhóm ở gần như mọi môn học, nhưng sinh viên nhận trách nhiệm đứng nói vẫn chỉ có một người quen thuộc, và phần lớn các bạn còn lại sau khi tốt nghiệp ra trường chưa cải thiện được tính rụt rè khi trình bày quan điểm trước đám đông.

Phụ huynh phải thay đổi tư duy

Nếu như trước đây, việc cho con học thêm Tiếng Anh được xem là phí phạm, vì tư duy “Tiếng Việt còn chưa xong”, thì giờ đây, ngày càng có nhiều Trung tâm Tiếng Anh ra đời.

Nếu như trước đây, phụ huynh đa phần cho trẻ học thêm Tiếng Anh ở những thầy cô dạy trên trường với hy vọng điểm số, thì giờ đây, ngày càng có nhiều khóa học Tiếng Anh luyện Kỹ năng giao tiếp, Tiếng Anh chuyên ngành (Y, Hóa, Kinh doanh), luyện thi TOEIC, IELTS… ra đời với kỳ vọng áp dụng vào tương lai.

Nếu như trước đây, Tiếng Anh chỉ đơn giản là môn học bị gượng ép, thì giờ đây, Tiếng Anh là một lợi thế mà không ai có thể phủ nhận.

Chính vì vậy, phụ huynh đừng vì cái lợi điểm số trước mắt mà bỏ qua việc đầu tư cho con Kỹ năng Giao tiếp – Thuyết trình.

Trong tương lai gần, Thuyết trình sẽ chưa thể giúp trẻ mang lại điểm số học tập trực tiếp, nhưng chắc chắn sẽ giúp trẻ cải thiện kết quả học tập, thay đổi tư duy, trưởng thành hơn và tạo ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng sau này.

Bố mẹ cần đồng hành với trẻ

Trước đây, nguyên nhân chính dẫn đến độ chênh rất lớn giữa việc học Tiếng Anh trên lớp, nhưng lại không dùng được ngoài đời của hầu hết học sinh Việt là do thiếu môi trường rèn luyện. Đây là một thực trạng khá khó giải quyết, vì bản thân của các bậc phụ huynh ở thế hệ trước phần đa chưa được tiếp cận với ngoại ngữ nếu không làm việc trong môi trường mang tính chuyên môn cao. Thời gian học trên trường lại có hạn, về nhà cũng không có ai trò chuyện cùng, dần dà việc học Tiếng Anh ở Việt Nam mang thiên hướng ngữ pháp nhiều hơn việc Giao tiếp – thứ được cho là quan trọng nhất trong công việc sau này.

Tuy nhiên, việc học Kỹ năng Giao tiếp – Thuyết trình lại rất khác. Do cùng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, các bậc phụ huynh có thể dễ dàng đồng hành cùng con bằng cách lắng nghe con trình bày. Đồng thời, các bậc cha mẹ cũng nên tạo câu hỏi gợi mở cho con, để con có hứng thú tìm hiểu về những sự vật, hiện tượng xung quanh mình, tổng hợp kiến thức và thuyết trình truyền tải lại cho cha mẹ nghe.

Và hơn hết, đã là mầm non thì ai cũng muốn được khen ngợi. Chính vì vậy, ba mẹ hãy luôn động viên con, khen ngợi con (một cách có chừng mực) để tạo cho trẻ sự hãnh diện, sự thích thú muốn thể hiện bản thân mình nhiều hơn, bằng cách tìm thêm các đề tài khác để chia sẻ cho ba mẹ.

Bình luận của bạn