Người hướng ngoại mới có thể thuyết trình hay còn người hướng nội thì không?

12-12-2022

Rất ít người biết rằng Bill Gates, Abraham Lincoln hay Gandhi đều là những người hướng nội điển hình, nhưng đồng thời lại mang trong mình khả năng lãnh đạo xuất sắc và kỹ năng diễn thuyết tài hoa.

Nhiều người thường mặc định rằng chỉ có người hướng ngoại mới có thể thuyết trình tốt, còn người hướng nội thì không, định kiến này ngay cả người hướng nội cũng tự mặc định cho bản thân rằng họ không thể thuyết trình trước đám đông hấp dẫn được như người hướng nội. Nguyên nhân gây ra nhận định sai lầm này có lẽ đến từ những hiểu biết về tính cách thật sự của người hướng nội và hướng ngoại. Từ đó dẫn đến việc mọi người gắn mác sai lệch về khả năng thuyết trình của người hướng nội.

Người hướng nội sợ đám đông

“Không thích” và “sợ” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, có thể hiểu đại khái “không thích” là bạn có sự chọn lựa còn “sợ” là cảm giác bị động về nỗi sợ ấy và bạn không thể chọn lựa “hết sợ” được. Thật chất, hội chứng sợ đám đông được xem là một loại bệnh rối loạn lo âu khiến bạn né tránh những không gian hoặc tình huống có thể làm bạn hoảng sợ. Mỗi trường hợp của hội chứng sợ đám đông là khác nhau và phụ thuộc vào những suy nghĩ và hình ảnh mà mỗi cá nhân liên kết với những tập thể đó. Chủ yếu là do được hình thành sau khi họ đã trải qua một hoặc nhiều cơn hoảng loạn. Người bệnh luôn cảm thấy lo lắng về việc mình có thể rơi vào hoảng loạn thêm một lần nữa. Vì thế mà họ luôn cố gắng tránh né những địa điểm, tình huống mà họ cho rằng nó có khả năng khiến họ hoảng sợ… Bên cạnh đó, nhiều các chuyên gia đổ lỗi cho di truyền học, bất thường về sinh hóa và niềm tin không chính xác về sự sợ hãi đám đông. Vậy nên, không có nguyên nhân cụ thể gây ra lo sợ đám đông, do đó không thể quy chụp rằng người hướng nội là người sợ đám đông được.

Về bản chất, những người hướng nội có thiên hướng muốn ở một mình hơn nhưng điều này căn bản là sở thích của người hướng nội, họ mong muốn được tận hưởng không gian một mình như một nơi để chữa lành bản thân từ bên trong và hấp thu năng lượng một cách tốt nhất. Sự thật là những nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới như Bill Gates, Abraham Lincoln, Gandhi đều là người hướng nội. Công việc của họ chắc chắn đã phải đứng trước cả ngàn người và thuyết trình. Nếu như chỉ vì họ là người hướng nội mà tự mặc định hay nghe theo định kiến rằng họ sợ đám đông thì liệu họ có thể trở thành những nhà lãnh đạo tài ba như ngày hôm nay?

Thay vì sử dụng quỹ thời gian của mình nhiều hơn cho việc vui chơi với bạn bè như người hướng ngoại thì người hướng nội lựa chọn dành khoảng thời gian ấy để tìm hiểu và khám phá thêm nhiều thứ mới và chính bản thân họ. Đó cũng là ưu điểm giúp người hướng nội trình bày trước đám đông một cách tự tin. “Người hướng nội thường tập trung lắng nghe và suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi phát biểu hay hành động. Vì lẽ đó mà họ có thể tự tin trình bày trước đám đông.”- Theo diễn giả Dembling.

Người hướng nội không biết giao tiếp

“Lắng nghe là chìa khóa của giao tiếp”, Ngạn ngữ Nga từng có câu với đại ý rằng: Con người mất ba tuổi để học nói, nhưng phải mất cả cuộc đời để học lắng nghe. Tuy nhiên trong cuộc sống thường ngày, lại rất ít người có khả năng lắng nghe, họ đã vô tình thiếu đi một kỹ năng giao tiếp quan trọng và khiến cuộc giao tiếp trở nên kém hiệu quả. Thế nhưng lắng nghe lại là điểm mạnh của người hướng nội, họ có khả năng thấu hiểu và có trái tim đồng cảm. Họ là những người rất nhạy cảm vậy nên họ có thể thấu cảm được nỗi đau của bạn mà chẳng cần bạn phải nói ra, hiểu bạn hơn những gì bạn nói với họ. Họ không nói nhiều trong một cuộc giao tiếp, nhưng điều đó cơ hồ giúp cho những người nói chuyện với người hướng nội cảm thấy thoải mái, và có thể dễ dàng trải lòng. Đó là phương thức vô tình khiến người hướng nội trở thành người giao tiếp tốt.

“Lòng thấu cảm góp phần quan trọng không kém trong việc xây dựng giá trị nội tại cho diễn giả, thậm chí còn là tiền đề của nhiều kỹ năng sân khấu khác.” – Theo ông Mai Nguyễn Hoàng Nam – CEO & Founder Học viện kỹ năng VTALK. Có thể thấy, không chỉ trong một cuộc giao tiếp bình thường giữa những người bạn với nhau, mà ngay cả trong một buổi thuyết trình khả năng lắng nghe, thấu cảm những khán giả cũng rất quan trọng. Nó là một trong ba giá trị nội tại mà một diễn giả cần phải trang bị cho bản thân họ để có thể chinh phục được khán giả của mình. Vậy nên, xét về phương diện này người hướng nội có khả năng vượt trội hơn so với người hướng ngoại. Thế nên, không thể nói rằng người hướng nội kém trong khoản giao tiếp và kỹ năng giao tiếp với khi thuyết trình được.


Học viện kỹ năng VTALK​​

Người hướng nội nhút nhát và tự ti

Khi gặp những người tự ti hay nhút nhát, người ta đều cho rằng đây là người hướng nội. Tuy nhiên, đây là một lầm tưởng to lớn. Vì nhút nhát hay tự ti có thể đến từ một khủng hoảng hay biến cố tâm lý nào đó. Cũng có thể vì những người nhút nhát, tự ti sống trong môi trường không có cơ hội được giao tiếp và gặp gỡ nhiều người, từ đó hình thành nên những tính cách đó. Và những khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra với những người hướng ngoại.

Trong buổi thuyết trình, khi thấy người thuyết trình không tự tin hay e ngại khi nói chuyện có thể nguyên nhân chính là họ chưa chuẩn bị tốt nội dung và tập luyện trước khi thuyết trình. Nhưng đối với người hướng nội, điều này ngược lại khi họ được biết tới là người biết chuẩn bị và tập trung vào nội dung mình cần thuyết trình.

Hướng nội hay hướng ngoại cũng chỉ là một dạng tính cách, chúng ta không thể dùng nó để đánh giá một người thuyết trình giỏi hay không. Theo ông Mai Nguyễn Hoàng Nam, vấn đề cốt lõi quan trọng của diễn thuyết – thuyết trình lại nằm ở giá trị nội tại hay nói cách khác là nội lực bên trong của mỗi diễn giả là Kiến thức chuyên môn, Sự say mê, và Lòng thấu cảm. Những giá trị này không phân biệt bạn là người hướng nội hay hướng ngoại, chỉ cần bạn thật sự muốn mình có bài thuyết trình thật cuốn hút và nỗ lực để thực hiện nó thì dẫu bạn có là người như thế nào bạn vẫn có thể làm được.

Bạn nghĩ sao về bài viết này?

Bình luận của bạn