Bí mật tạo nên sự thành công của diễn giả khi thuyết trình trước đám đông

28-04-2023

Bạn có những ý tưởng hay, sáng kiến độc đáo nhưng không biết phải diễn đạt ra sao, trình bày như thế nào. Vậy, đâu là cách để bạn có thể diễn đạt một cách thu hút nhất?

Bí mật tạo nên sự thành công của diễn giả khi thuyết trình trước đám đông

Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu trong mọi lĩnh vực. Từ việc xin học bổng, tham gia câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa, thuyết trình dự án,… đều yêu cầu bạn có kỹ năng chia sẻ tất cả mọi người. Trong trường hợp ấy, có người tự tin để nêu ý tưởng quan điểm cá nhân tạo nên một bài hấp dẫn, thu hút người nghe. Và ngược lại sẽ là người sợ hãi khi phải thuyết trình trước đám đông, những người này sẽ nghĩ rằng mình kém cỏi, tự ti so với bạn bè đồng trang lứa. 

Vậy điều gì khiến bạn sợ thuyết trình trước đám đông?

Cách đây hàng nghìn năm, tổ tiên chúng ta luôn sống theo bầy đàn, thị tộc, bộ lạc. Chúng ta tìm kiếm thức ăn bằng việc săn bắn, hái lượm là nguồn sống chính – cuộc sống lúc ấy ông cha ta phụ thuộc vào hoàn toàn vào tự nhiên. Thời bấy giờ, con người luôn phải đối mặt với sự nguy hiểm đến từ sự rình rập hay ánh mắt xung quanh báo hiệu cho điều nguy hiểm sắp đến từ các con thú săn mồi. Và theo phản xạ, sẽ bỏ chảy nếu như quá nguy hiểm và sẽ chiến đấu đến cùng khi không còn đường lui. Vì thế về mặt tiền thức ở bên trong mỗi con người, mỗi chúng ta luôn có một nỗi sợ, sự đề phòng, cảnh giác với những ánh mắt xa lạ nhìn về mình. 

Điều gì khiến bạn sợ thuyết trình trước đám đông

Điều gì khiến bạn sợ thuyết trình trước đám đông

Và bây giờ, nếu đặt bạn trong một căn phòng lớn có hàng chục, hàng trăm ánh mắt xa lạ nhìn bạn ở dưới và bạn chỉ đứng trên sân khấu một mình. Trong chính tiềm thức của bạn sẽ không nhận ra đâu là ánh mắt đang nhìn của sự nguy hiểm như ánh mắt của các loài thú ăn thịt (sư tử, hổ, báo,..) hay ánh mắt từ bạn bè, đồng nghiệp, thầy cô sẵn sàng lắng nghe bạn trình bày, thuyết trình. Thế nhưng, bạn vẫn sợ điều đó sợ bị đánh giá, sợ điều xấu xảy ra, sợ thất bại, sợ mọi thứ diễn ra không theo suy nghĩ của mình… 

Khi phải thuyết trình trước đám đông bạn cảm thấy căng thẳng, cơ thể bắt đầu đổ mồ hôi nhiều, hơi thở bị gián đoạn, tim đập nhanh, cảm giác bất an, bồn chồn hay run rẩy không kiểm soát,… Những phản ứng này khiến bạn không thoải mái, như vậy bạn càng tự ý thức hơn về nỗi sợ của bản thân và sẽ kết thúc mọi thứ trong hỗn độn. Vì vậy, đó là lý do vì sao đứng trước đám đông được xếp vào một trong những nỗi sợ lớn nhất của loài người.

Nếu bạn lo lắng khi phải thuyết trình trước đám đông, hãy nhớ rằng bạn không phải là người duy nhất gặp vấn đề này. Bởi vậy, có rất nhiều người trong chúng ta phải vật lộn với việc thuyết trình trước đám đông. Những người nổi tiếng như Samuel L.Jackson, Mahatma Gandhi, Warren Buffett,… cũng từng sợ thuyết trình trước đám đông

Những người nổi tiếng từng sợ thuyết trình trước đám đông? 

Thuyết trình trước đám đông không chỉ là căn bệnh ám ảnh các bạn học sinh, sinh viên hay những người đi làm hiện nay mà còn là nỗi sợ của những bậc kỳ tài trên thế giới. Nhiều người nổi tiếng mắc phải sợ nói trước đám đông bao gồm cả diễn viên, chính trị gia, thậm chí cả tổng thống. Mặc dù họ sở hữu sự nghiệp đồ sộ, song không ít những người nổi tiếng ấy cũng gặp những khó khăn khi phát biểu trước đám đông. 

Hay nổi tiếng nhất là Mahatma Gandhi – nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, được tôn vinh là Cha già dân tộc. Trong thời gian học đại học, Gandhi liên tục tái phát những triệu chứng như mờ mắt, run rẩy toàn thân. Thậm chí có lần ông phải nhờ người khác đọc bài phát biểu của chính mình. Theo một bài báo trên tờ The Atlantic, Gandhi dự định sẽ nói chuyện tại tòa án nhưng chỉ nói đến câu đầu tiên ông không nói được điều gì nữa và phải có người trợ lý bước vào và kết thúc bài phát biểu. Những tình huống khủng khiếp vậy đã khiến ông vô cùng xấu hổ và ông đã không cho phép điều đó xảy ra một lần nào nữa. Gandhi đã có thể vượt qua những khó khăn của mình nhờ tìm ra được nguyên nhân làm bùng lên niềm đam mê lấn át nỗi sợ hãi. 

Mahatma Gandhi - một người từng sợ phát biểu với triệu chứng mờ mắt, run rẩy toàn thân

Mahatma Gandhi – một người từng sợ phát biểu với triệu chứng mờ mắt, run rẩy toàn thân

Hay nhân vật Rowan Atkinson – được biết đến nhiều nhất với vai diễn Mr Bean làm mưa làm gió khắp thế giới cũng như gắn liền với nhiều thế hệ chúng ta. Tuy xuất thân từ gia đình nông dân, thời thơ ấu rụt rè, mắc chứng nói lắp ông đã gặp rất nhiều khó khăn trong con đường đến với sự thành công bấy giờ. Cũng giống như bao người khác, ông đã tìm mọi cách để vượt qua nỗi sợ này. Vào năm 2012, Rowan Atkinson đã vượt qua chính mình với một bài phát biểu chân thành về quyền tự do ngôn luận.

Một ví dụ khác, Emma Watson đã từng có bài phát biểu trước Liên hợp quốc. Ngay từ những giây phút đầu cô ấy đã hồi hộp dẫn đến việc cô ấy nói hơi nhanh. Nhưng sau đó khi bài phát biểu dần đi vào nội dung chính, cô ấy đã thể hiện sự tự tin hơn bằng cách kiểm soát hơi thở, nói chậm hơn và sự nhấn mạnh vào các tự cụ thể. Nhờ vậy, Emma Watson đã có một bài phát biểu thuyết phục và truyền cảm hứng về bình đẳng giới.

Qua đó, ta thấy được không chỉ mỗi người chúng ta mà những người nổi tiếng họ cũng có những nỗi sợ thuyết trình. Nhưng họ đã vượt qua được nỗi sợ của chính bản thân của mình để tạo nên một bài truyền cảm hứng, thu hút mọi người. Chúng ta làm gì để vượt qua nỗi sợ này và tạo nên một bài thuyết trình tốt nhất.

Vậy làm cách nào để bạn không sợ hãi khi nói trước đám đông một cách tốt nhất?

Làm sao để vượt qua nỗi sợ và thuyết trình trước đám đông một cách tốt nhất?

Làm sao để vượt qua nỗi sợ thuyết trình trước đám đông một cách tốt nhất? 

Bất kỳ ai khi lần đầu tiên nói trước đám đông đều cảm giác lo lắng, run sợ,..  Lo lắng rằng những tâm huyết, tinh thần của bản thân không thành công, không như ý mình mong muốn. Không những vậy, bạn nghĩ nếu mình mắc lỗi nhỏ như nói vấp, quên từ này xót từ kia, ngập ngừng quá nhiều “ừ”, “ờ”, “à” ,… và rất nhiều yếu tố bên khác. Và đấy là suy nghĩ của bạn, và nó không hề sai nhưng nếu bạn chấp nhận nỗi sợ, tiếp thu những nhận xét và học cách luyện tập liên tục sẽ giúp bạn đạt được những thành công trong tương lai.

Việc học cách chấp nhận nỗi sợ hãi của bản thân không có nghĩa bạn đầu hàng trước nó mà nhìn ra những ưu điểm, khuyết điểm của mình. Để bạn tìm ra được hướng đi tốt nhất và loại bỏ những tiêu cực không tốt. Bởi chỉ bạn có thể hiểu chính mình, hãy lắng nghe và tu dưỡng và sửa nó một cách hoàn thiện nhất. Không những vậy, ngoài ra việc tiếp thu những nhận xét cũng là một cách để bạn học thêm những điều mới từ mọi người xung quanh.

Những ý kiến, góp ý của mọi người giúp bạn có thêm cách nhìn khác về mình. Bởi những gì bạn nói, trình bày thì mọi người sẽ là người nghe, người cảm nhận. Những đóng góp xây dựng của mọi người cũng góp phần giúp bạn phát triển điểm mạnh đang có và khắc phục, tích lũy những sai sót của bản thân. Và khi học cách chấp nhận nỗi sợ hãi, lắng nghe tiếp thu những nhận xét thì bạn hãy xây dựng một quá trình luyện tập không ngừng.

Không gì tự nhiên sẽ thành công, không gì tự nhiên sẽ tốt lên nếu bạn không nỗ lực, kiên trì luyện tập không ngừng nghỉ. Thành công sẽ đến và chỉ đến khi bạn biết mình đang ở đâu, đang cần thiện như thế nào và xây dựng một quá trình luyện tập ra sao. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào chính bản thân bạn, rèn luyện một thói quen luyện tập mỗi ngày sẽ giúp bạn thành công trong tương lai. 

Việc lo lắng, ngại thuyết trình trước đám đông là một cản trở trong cả cuộc sống lẫn công việc. Bạn cũng đừng quá lo lắng điều đó, vì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bản thân và rèn luyện mỗi ngày để có thể tự tin giao tiếp trước đám đông. Hãy tin bản thân mình có thể làm được nếu bạn nỗ lực rèn luyện và sửa sai những gì mình yếu, làm chưa tốt. Chắc chắn một ngày nào đó, bạn sẽ trở thành một diễn giả lôi cuốn trước hàng nghìn người lắng nghe.

 

Nguyễn Thị Minh Thư

Bình luận của bạn