Học nhà lãnh đạo bất hủ của Apple: Bí quyết ‘thôi miên’ từ bài thuyết trình

30-11-2022

Apple là cô gái duy nhất trên thế giới có đủ sức hấp dẫn và thu hút với tất cả mọi người, từ cánh mày râu đến chị em phụ nữ, từ những người trung niên đến các bạn trẻ mới lớn, ai ai cũng dành cho Apple một tình yêu cháy bỏng. Bí quyết của Apple là gì?

Ngoài công nghệ đỉnh cao, Apple còn được cả thế giới biết đến là nơi kể những câu chuyện hấp dẫn nhất. Từ nhà sáng lập Steve Jobs đến phó Chủ tịch cấp cao về Kỹ thuật phần mềm Craig Federighi hay CEO đương nhiệm Tim Cook, tất cả đều là những diễn giả xuất chúng, những người viết nên bao câu chuyện bất hủ về Apple. 

Ông Mai Nguyễn Hoàng Nam, giám đốc Điều hành Học viện Kỹ năng VTALK từng tâm đắc rằng “Các nhà lãnh đạo Apple có khả năng làm chủ đến hơn 70% bài thuyết trình, thu hút khán giả gần như tuyệt đối và “kiểm soát” hoàn toàn cả sự kiện”. 

Để tìm câu trả lời cho sức hút kỳ lạ ấy, Carmin Gallo, một diễn giả, phóng viên của CNN đã khám phá ra những bí mật “động trời” đằng sau những bài thuyết trình của hàng loạt những nhà lãnh đạo Apple. Và đây là những bí quyết “thôi miên” khán giả một cách rất nghệ thuật của họ. 

“Đánh” trực diện bằng khí thế và năng lượng dồi dào

Mọi người thường thuyết trình với cùng một tông giọng và sử dụng năng lượng như đang thì thầm với đồng nghiệp ở hành lang. Việc trình bày một bài thuyết trình quan trọng không giống như một cuộc trò chuyện thông thường, đó phải là một buổi biểu diễn thực thụ, phải có được sự đam mê thực hiện, có sự khát khao thu phục khán giả cho riêng mình. 

Chính vì thế, khi đứng trên sân khấu, Federighi không chỉ đi lại. Ông nhảy, bước những bước dài, toát lên niềm đam mê và sự nhiệt tình trong giọng nói và cử chỉ của mình. Trên sân khấu, ông tràn đầy năng lượng, mức năng lượng của ông luôn cao hơn nhiều so với những diễn giả trung bình và ai cũng có thể cảm nhận rất rõ thông qua từng từ ngữ ông nói. 

Hay như Steve Jobs, ông nói về Iphone bằng tất cả đam mê, ông nói như một tín ngưỡng của riêng ông. Khi đưa iPhone ra trình làng lần đầu tiên, ông vừa nói vừa cười hết cỡ, thể hiện sự tự hào và say mê cháy bỏng của mình. Jobs cũng  thường dùng những từ như “tuyệt vời”, “thật đáng kinh ngạc”, “lịch lãm”, bởi vì ông tin vào điều đó. Khán giả cho phép bạn thể hiện niềm đam mê của mình.

Một “nghệ sĩ thuyết trình” phải là người có khả năng truyền lửa khán giả một cách mãnh liệt như thế. 

Biến nụ cười thành vũ khí tối tân cho bài nói 

Các bài thuyết trình về kinh doanh đều gắn liền với sự khô khan, nhàm chán và ngột ngạt. Nhưng với Apple, họ luôn biết cách cho khán giả của mình sự vui vẻ và những tiếng cười đùa. 

Ngay từ khi mở đầu bài nói, Federighi đã đưa sự hài hước vào trong bài thuyết trình của mình. Ông bắt đầu giới thiệu về hệ điều hành “Yosemite” bằng việc trêu chọc nhóm tiếp thị sản phẩm, nhóm đã phát triển cái tên đó.

“Chúng tôi đẩy họ lên chiếc xe bus nhỏ VW (loại xe Volkswagen hay được dân hippy ưa chuộng) và cho họ lên đường. Họ mạo hiểm đi lên phía Nam và phát hiện ra hệ điều hành “Oxnard” (một thành phố có cái tên rất kỳ quặc gần Los Angeles và trong tiếng Anh, từ “Oxnard” nghe cũng rất kỳ quặc). Trước khi mạnh dạn mạo hiểm lên phía Bắc, họ chọn hệ điều hành “weed” (bồ đà). Và thật kỳ lạ, rất nhiều nhóm ủng hộ cái tên này của nhóm tiếp thị sản phẩm”.

Federighi nói và 6.000 người tham dự cười và cổ vũ. Nhờ vậy, bài nói trở nên ấn tượng và thoải mái hơn rất nhiều. 

vtalk

“Quy tắc ruột” – chỉ 10 phút 

John Medina, một nhà nghiên cứu của Đại học Washington đã đưa ra “Quy tắc 10 phút”. Ông cho rằng dù diễn giả có hấp dẫn thế nào đi chăng nữa, khán giả thường sẽ bị xao lãng sau 10 phút. Cách xử lý là tạo ra khoảng nghỉ giữa bài thuyết trình để lôi kéo khán giả trở lại.

Tim Cook luôn tuân thủ rất tốt quy tắc này. Ví dụ, ông nói trong hai phút trước khi giới thiệu một đoạn video quảng cáo mới của Apple (tạm nghỉ). Quảng cáo kéo dài một phút và Tim Cook lại xuất hiện để thảo luận về một tính năng mới của phần mềm. Ông trình bày slide thêm bốn phút trước khi giới thiệu sản phẩm (tạm nghỉ). Bản giới thiệu rất nhanh chóng, kéo dài chính xác năm phút. Sau đó ông lấy điều khiển và trở lại slide của mình.

Bằng cách tạo ra khoảng nghỉ mỗi vài phút, Tim Cook có thể làm điều mà rất ít diễn giả có thể thực hiện – ông có thể giữ sự chú ý của khán giả trong suốt một giờ đồng hồ. Rất khó để một người có thể thu hút và lưu giữ sự tập trung của hơn 6000 nhà phát triển và khách hàng như Tim Cook đã làm. Đây cũng chính là những kỹ thuật khiến ông trở thành người trình bày được chú ý nhiều nhất tại hội nghị phát triển của Apple. 

Tim Cook

Thuyết trình vốn là một trong những kỹ năng quan trọng của các cấp quản lý trong doanh nghiệp. Nhưng để có được một bài thuyết hấp dẫn không phải là việc đơn giản. Người nói vừa phải truyền được nhiệt huyết, hứng thú cho người nghe, vừa phải tránh sự nhàm chán, lối mòn và tạo được sự mới mẻ, sáng tạo trong bài nói. Quá trình ấy đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực rất lớn. Đây cũng là nỗi trăn trở mà các trung tâm dạy kỹ năng thuyết trình tại Việt Nam đang rất nỗ lực để khai phá và phát triển kỹ năng cho thế hệ trẻ.

Bình luận của bạn