Ung thư thanh quản, mất tiếng, đau rát cổ họng, hụt hơi, đuối hơi khi nói,… là một trong những “bệnh” thường thấy ở những người thường xuyên giao tiếp với khách hàng, giáo viên lâu năm, người làm nghề training (đào tạo),…
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, những người thường xuyên phải giao tiếp với khách hàng, training, giảng dạy hay đặc thù giáo viên có tỷ lệ mắc các vấn đề về giọng nói khá cao. Ví dụ ở Mỹ, tỷ lệ giáo viên chỉ chiếm 4% lực lượng lao động nhưng chiếm tới 19,6% các trường hợp đến khám do các vấn đề về giọng nói; Ở Thụy Điển tỷ lệ này là 5,9% và 16%. Nói to và nói nhiều. Do đặc điểm nghề nghiệp đó là thường xuyên phải sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt thông tin khiến cho thanh quản phải làm việc thườn xuyên. Việc nói quá to và nói quá nhiều trong một thời gian dài khiến hệ thống dây thanh luôn phải làm viêc trong trạng thái quá tãi. Khi tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài khiến chức năng của dây thanh bị suy giảm làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm cũng như là nguyên nhân ung thư thanh quản.
Giảng viên Học viện Kỹ năng VTALK, MC-BTC Thái Bảo Trân đang hướng dẫn học viên luyện giọng
Chị Võ Thị Mỹ Dung (24 tuổi, nhà ở đường Thoại Ngọc Hầu, Q.Tân Phú, TP.HCM), chủ một cơ sở nail cho biết: “Do thường xuyên phải giao tiếp với khách hàng và đào tạo học viên nên cách đây khoảng 2 năm, giọng mình dần dần khản đi, có lúc bị ù tai. Đêm ngủ thì ngạt mũi, sáng dậy là thấy lùng bùng trong tai, khản tiếng, mất tiếng, khó phát âm và nói giọng như vịt kêu. Có lúc mình nói không ra tiếng, giọng khản đặc làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc giao tiếp với khách hàng và training. Cảm giác khô đau, vướng, khó chịu trong miệng, họng, nhất là khi phải nói to. Đặc biệt, có giai đoạn mình còn khó nuốt, có thể ho hoặc nghẹn khi nuốt, đau các cơ vùng cổ họng, thỉnh thoảng kèm theo đau tai.
Giáo viên, trainer là nghề sử dụng giọng nói thường xuyên nhất, họ phải đối mặt với các nguy cơ về đường hô hấp cao như viêm họng, viêm thanh quản, amidan, viêm phế quản… với các nguyên do sau:
- Nói to, dùng nhiều lực vùng họng, căng dây thanh âm liên tục nhiều giờ, mỗi buổi, mỗi ngày để giảng bài.
- Nói nhiều khiến họng họ bị cọ xát mạnh gây đau rát, nói không thành tiếng.
- Không điều tiết âm lượng giọng nói, nói liên tục, la hét làm dây thanh âm bị căng ra, bị nóng lên.
- Thiếu nước, không uống đủ lượng nước, để họng khô lâu giảng bài.
- Hít nhiều bụi phấn, tạp chất vào mũi miệng.
Giảng viên Học viện Kỹ năng VTALK, Thạc sĩ Thái Bảo Trân training chủ đề Giọng Nói Đẹp – Bồi dưỡng giọng nói
Để giúp cải thiện giọng nói dày hơn, khỏe hơn, vang hơn và tăng tuổi thọ giọng, đồng thời giảm ma sát thanh quản, hạn chế đau rát họng khi giao tiếp với khách hàng nhiều, giảng bài liên tục – cách tốt nhất là phải có phương pháp luyện tập đúng để phòng ngừa, thay vì thường xuyên dùng thuốc vì những cơn đau rát. Việc luyện tập bao gồm các phương pháp phát âm ở vị trí âm thanh giúp giọng nói nội lực, gia tăng sức khỏe giọng nói và phát âm có năng lượng, to vang, chuẩn giọng vùng miền. Đồng thời, biết cách kiểm soát hơi thở và các kỹ thuật sử dụng giọng bụng, nhấn nhá trong giao tiếp.
Giảng viên Học viện Kỹ năng VTALK, Thạc sĩ Thái Bảo Trân training chủ đề Giọng Nói Đẹp – Bồi dưỡng giọng nói
Quan trọng nhất là cần có giáo viên chỉnh sửa kịp thời, đúng lúc trong quá trình luyện tập, cùng đồng hành trong giai đoạn đầu để nắm vững các kỹ thuật trong giọng nói, luyện tập cột hơi khoẻ, tăng tuổi thọ giọng nói; sửa các lỗi lấy hơi sai dẫn đến hơi yếu, hụt hơi, giọng run, cường độ không ổn định. Đồng thời, luyện tập điều chỉnh tốc độ nói trong các tình huống khác nhau, ngắt nghỉ, nhấn nhá; kỹ thuật kiểm soát hơi thở, nhấn nhá, ngắt nghỉ khi nói.
[Chuyên đề được tổ chức định kỳ Thứ bảy, Chủ nhật – 2 khóa mỗi tháng]
Địa điểm: 184/1A Lê Văn Sỹ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Liên hệ: 0372.831.697
Email: email.contact@vtalk.edu.vn
Đơn vị tổ chức: Học viện Kỹ năng VTALK
Link đăng ký: